Bạn biết gì về chức năng của văn phòng đại diện?

Để mở rộng kinh doanh và chiếm lĩnh các thị trường mới các chủ doanh nghiệp thường đặt văn phòng đại diện ở thị trường mới đó. Vậy bạn biết gì về chức năng của văn phòng đại diện?

1. Tìm hiểu về văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là một đơn vị trực thuộc một doanh nghiệp cụ thể, làm nhiệm vụ đại diện cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp đó. Mọi hoạt động của văn phòng đại diện phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Văn phòng đại diện được thành lập ngày càng nhiều

Văn phòng đại diện có thể đặt tại nước Việt Nam hoặc nước ngoài tùy theo phạm vi hoạt động. Người đứng đầu văn phòng Đại diện có thể là giám đốc, phó giám đốc công ty hoặc một người nhân viên được bổ nhiệm làm trưởng văn phòng đại diện, điều này đã được pháp luật quy định rõ.

Người thành lập văn phòng đại diện phải đăng kí với cơ quan có thẩm quyền và có trách nhiệm đóng thuế đầy đủ cho nhà nước. Ngoài ra cần đảm bảo nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải tương ứng với nội dung hoạt động của doanh nghiệp mà nó phụ thuộc.

2. Chức năng của văn phòng đại diện

Mục đích thành lập văn phòng đại diện là ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các quyền, các lợi ích đó. Chính vì vậy chức năng văn phòng đại diện bao gồm:

Văn phòng đại diện ủy quyền cho doanh nghiệp

Phát triển kinh doanh

Văn phòng đại diện sẽ tổ chức tiến hành các công việc nhằm phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, tất nhiên các ngành nghề phải phù hợp với nội dung kinh doanh của doanh nghiệp và được chính quyền địa phương cấp phép hoạt động.

Báo cáo kết quả cho doanh nghiệp

Định kì hàng tháng, hàng quý tùy quy định của doanh nghiệp mà văn phòng đại diện cần hạch toán chi phí, thống kê kết quả làm việc và lập báo cáo tài chính về doanh nghiệp, đồng thời đề ra các biện pháp, kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình mỗi năm.

Khai thác mở rộng thị trường

Cùng với doanh nghiệp và các văn phòng đại diện phụ thuộc doanh nghiệp khác để khai thác và mở rộng thị trường, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, tạo mối quan hệ bền chặt để có những khách hàng thân thiết giúp thị trường ngày càng mở rộng hơn.

Quản lí kinh doanh

Văn phòng đại diện giống như trung gian làm việc, thay mặt doanh nghiệp giao dịch với khách hàng, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra còn phải quản lí các mặt kinh doanh của doanh nghiệp tại địa phương.

Chăm lo đời sống của nhân viên

Dù là một cơ sở nhỏ phụ thuộc nhưng vẫn cần đảm bảo quyền lợi của toàn thể nhân viên, có chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất tốt cho nhân viên thì họ mới có thể dốc sức làm việc cho doanh nghiệp, mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp.

Như vậy mọi chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đại diện là đảm bảo các quyền và lợi ích của doanh nghiệp, chính vì vậy nó không được kí hợp đồng kinh doanh riêng, không có tư cách pháp nhân. Bài viết có tính chất tham khảo, để hiểu rõ hơn về chức năng của văn phòng đại diện các bạn có thể nhờ sự tư vấn của các chuyên gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *