Những sai lầm trong thiết kế nội thất homestay

1. Không chú trọng vào thiết kế và kiến trúc:

Rất nhiều người khi kinh doanh homestay nghĩ rằng homestay chỉ cần nhìn trông “dân dã, gần gũi” là được. Nhưng đây lại chính là một trong những sai lầm trong thiết kế nội thất homestay. Vậy nên, chủ nhà cần phải cân nhắc những điều quan trọng sau đây:

  • Nơi khách lưu trú phải trong tình trạng tốt, tránh tình trạng “xập xệ”: Tuy là mô hình homestay khác với mô hình khách sạn, tuy nhiên, tường, trần nhà, sàn nhà,… Nếu không thuộc dạng xây mới thì ít nhất phải còn tốt, không có tình trạng xuống cấp.
  • Vật liệu xây dựng phù hợp, thể hiện được nét đặc trưng vốn có của khu vực đó: Chủ nhà nên chú trọng về việc chọn lựa vật liệu xây dựng để làm sao kiến trúc homestay vừa đẹp mà vật liệu xây dựng cũng phải phù hợp. 
  • Không gian phải là không gian mở: Điểm làm nên nét riêng biệt cho homestay đó chính là yếu tố không gian mở, khiến các du khách có thể hòa mình được với thiên nhiên.
  • Đảm bảo được đủ độ chiếu sáng để khách thuận tiện sinh hoạt: Dù du khách có yêu thích không gian mở và yêu thích đắm mình trong thiên nhiên cách mấy thì việc chủ nhà “tiết kiệm” quá và ít bố trí đèn chiếu sáng hoặc không đủ ánh sáng lại là một chuyện hoàn toàn khác, điều này sẽ khiến trải nghiệm của khách hàng về homestay của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Ít nhất phải có một phòng tắm và toilet cho khách. Mặc dù mô hình kinh doanh homestay là nơi mọi người cùng nhau sinh hoạt nhưng việc khiến du khách phải đợi chờ quá lâu để có thể sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh sẽ khiến cho khách hàng hoàn toàn “phẫn nộ”. Bạn có thể thiết kế chung trong một khu vực hoặc tách riêng ra. 

2. Bỏ qua các yếu tố nội thất 

Một trong những sai lầm trong thiết kế nội thất homestay mà không ít chủ nhà thường mắc phải đó chính là không quan tâm đến trang thiết bị nội thất để mang lại sự tiện nghi cho khách hàng.

Phải kể đến đầu tiên là không gian nghỉ ngơi:

Chủ nhà nên cân nhắc bố trí những vật dụng cần thiết cho khách hàng như:

  • Bố trí các loại đèn, công tắc, ổ cắm điện.
  • Bố trí quạt hoặc máy lạnh.
  • Giường, đệm, chiếu,… phải đạt được kích thước tiêu chuẩn: 0,8 x 1,9m cho một người; 1,5 x 1,9m cho hai người
  • Gối, đệm được bọc drap.
  • Bố trí tủ quần áo, tủ đựng đồ dùng, tủ kê đầu giường.
  • Màn che phân cách các đệm đối với nơi không có giường
  • Lưới chống muỗi hoặc màn ở mỗi giường,… đối với nơi có côn trùng có thể gây hại cho khách.
  • Bình nước uống, cốc uống nước cho khách.
  • Thùng rác có nắp đậy, tránh bốc mùi cho khách.
  • Lò sưởi với nơi có khí hậu lạnh
  • Tủ đựng đồ riêng có chìa khóa riêng.

Ngoài ra, thiết bị hoạt động dùng cho sinh hoạt phải sử dụng thiết bị chất lượng.  Phải đảm bảo khoảng cách rộng rãi giữa các giường để tiện di chuyển và nên sắp xếp các đồ nội thất 1 cách hợp lý, gọn gàng và thuận tiện cho việc sử dụng.

Vị trí khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh:

Không “chăm sóc tốt” cho nhà vệ sinh và nhà tắm là một trong những sai lầm trong thiết kế nội thất homestay mà chủ nhà cần lưu ý.

Nhà vệ sinh và khu vực nhà tắm là nơi có thể nói là quyết định “sự sống còn” cho homestay của bạn. Chẳng có một vị khách nào sẽ quay lại một lần nữa một khi họ đã có những trải nghiệm tồi tệ khi phải sử dụng nhà vệ sinh và nhà tắm vừa không sạch sẽ, bốc mùi mà còn nhiều rác.

Chủ nhà nên bố trí đầy đủ các loại vật dụng cần thiết trong nhà tắm, nhà vệ sinh như:

  • Bàn chải đáng răng.
  • Kem đánh răng.
  • Chậu rửa mặt.
  • Gương soi.
  • Vòi nước nóng, lạnh.
  • Xà phòng tắm, gội.
  • Có thể chung trong 1 phòng hoặc riêng từng khu vực.

Phòng vệ sinh phải có chốt an toàn bên trong, tường bằng vật liệu không thấm nước, sàn không trơn trượt, đảm bảo thông thoáng, hệ thống chiếu sáng, đèn điện, bồn cầu hoặc hố xí tự hoại, giấy vệ sinh, thùng rác có nắp, không mùi hôi, hệ thống ga và xi phông thoát sàn đảm bảo ngăn mùi hôi.

Phòng tắm:

  • Trang thiết bị chất lượng khá, hoạt động ổn định.
  • Cửa có chốt an toàn.
  • Tường bằng vật liệu không thấm nước, tường phải ốp gạch men cao quá đầu người (phạm vi 2m).
  • Đảm bảo sạch sẽ và không mùi hôi khó chịu,
  • Vòi nước nóng, lạnh.
  • Móc hoặc giá treo các loại khăn, móc treo quần áo.
  • Xà phòng, khăn mặt, khăn tắm.

Khi đọc đến đây, chắc chắn các bạn đã có cái nhìn hoàn thiện hơn về việc xây dựng và thiết kế nội thất homestay rồi, đúng không nào? Hy vọng bạn sẽ vận dụng được những thông tin hữu ích trên để tránh trường hợp phạm sai lầm trong thiết kế nội thất homestay.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Tour du lịch Cát Bà

5 quán ngon Tam Đảo không nên bỏ qua

Những món ăn không thể bỏ qua khi đến Tam Đảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *