Những điều cần biết về sơn epoxy chống tĩnh điện

Sơn epoxy chống tĩnh điện được biết đến rộng rãi trong công nghiệp. Nó được các nhà xưởng, bệnh viện lựa chọn nhờ những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Hay cùng tôi tìm hiểu về dòng sơn này nhé.

1. Các loại sơn epoxy chống tĩnh điện?

sơn epoxy chống tĩnh điện hình 1

Dòng sơn chống tĩnh điện epoxy gồm 2 loại chính:

  • Epoxy chống tĩnh điện hệ lăn:  với dụng cụ lăn rulo và hệ thống dây đồng được nối trực tiếp với đất. Lớp sơn Epoxy được phủ sau khi nền nhà có một lớp lót. Độ chịu lực của nó ở mức trung bình nên loại này thường được sử dụng cho công trình không đòi hỏi trọng tải cao.
  • Epoxy chống tĩnh điện tự san phẳng: dụng cụ thi công dòng này bao gồm dây dẫn đồng nối đất, lớp xử lý mặt sàn, lớp sơn lót, lớp sơn san phẳng chống tĩnh điện và lớp than hoạt tính. Với rất nhiều những vật liệu như vậy nên dòng này thường được sử dụng cho những công trình đòi hỏi độ chịu lực cao, có sức ép nặng.

2. Nguyên lý hoạt động của sơn epoxy chống tĩnh điện

sơn epoxy chống tĩnh điện hình 2

Với nguyên lý hoạt động phân tán và triệt tiêu điện tích Epoxy có khả năng chống tĩnh điện tốt cho nhà xưởng và các công trình lớn.

  • Phân tán: khi sàn nhà bị nhiễm điện chúng sẽ truyền nhiệt qua các lớp epoxy để xử lý. Dòng sơn này có khả năng chia nhỏ điện tích nên sau khi truyền vào lớp sơn epoxy chống tĩnh điện thì nó thông qua các đường dây đồng dẫn thẳng xuống đất. Chính vì thế nó không còn xảy ra tình tranh phong điện.
  • Tiêu diệt điện tích: trong quá trình hoạt động con người và các máy móc lớn sẽ ma sát trực tiếp đến nền nhà và tạo ra điện. Nếu bề mặt sàn có một lớp epoxy có điện trở cao hơn thì nó sẽ kiểm soát hoài hòa điện tích được tạo ra.

3. Lợi ích của sơn epoxy chống tĩnh điện

sơn epoxy chống tĩnh điện hình 3

Đối với nhà máy sản xuất: chống được hiện tượng tĩnh điện trong nhà xưởng và làm cho bề mặt sàn không phóng điện từ đó sẽ ra tăng được lượng sản phẩm và tạo hiệu quả cho nhà máy trong sản xuất

Đối với trung tâm kiểm soát, đo lường: kiểm soát tốt lượng tĩnh điện trên bề mặt sàn để giúp các thiết bị đo lường, kiểm soát được hoạt động tốt hơn, chuẩn xác hơn.

Đối với kho thuốc súng: sơn epoxy sẽ giúp cách điện, giúp cho các dụng cụ không phát ra tia lửa điện, không gây cháy nổ, an toàn tuyệt đối cho con người.

>> Gợi ý cho bạn:

4. Ưu điểm của sơn epoxy chống tĩnh điện

sơn epoxy chống tĩnh điện hình 4

  • Hạn chế cháy nổ
  • Sạch sẽ, dễ lau chùi, có tính thẩm mỹ cao
  • Tuổi thọ của mặt sàn được nâng cao, chất lượng mặt sàn tốt
  • Chống được 100% tĩnh điện
  • Mặt sơn láng mịn
  • Tiết kiệm những chi phí phát sinh về vấn đề chống tĩnh điện
  • An toàn, không gây lo ngại khi thi công
  • Chống mài mòn, tác nhân xấu từ môi trường và con người
  • Chống mài mòn
  • Chất lượng bề mặt đẹp, không bị ẩm mốc, giữ vững tính cơ học và nhiệt độ
  • Mang lại sự tiện lợi, có độ về bỉ cao

5. Ứng dụng của sơn epoxy chống tĩnh điện

sơn epoxy chống tĩnh điện hình 5

Dòng sơn này có tính ứng dụng cao và được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho công trình. Hiện nay, sơn chống tĩnh điện đang trở thành nên phổ biến và được ứng dụng trong những công trình như sau:

  • Các nhà máy xí nghiệp sản xuất linh kiện điện thoại, ô tô
  • Nhà máy sản xuất sợi
  • Nhà máy thuốc nổ, vũ khí
  • Trung tâm kiểm định, đo lường
  • Các nhà máy bảo trì, bảo dưỡng, sản xuất máy bay, tên lửa
  • Các phòng chứa máy móc như phòng mổ, phòng hồi sức, phòng xét nghiệm, phòng vô trùng, phòng sạch trong bệnh viện
  • Các nhà máy chế biến, sản xuất có những hàng hóa dễ gây ra cháy nổ, chập điện

6. Quy trình thi công sàn chống tĩnh điện

sơn epoxy chống tĩnh điện hình 6

Để thi công công trình chống tĩnh điện bạn cần phải làm theo đúng quy trình sau để hiệu quả cao nhất:

  • B1: Mài mặt sàn, tạo độ nhám, chân bám bằng cách dụng cụ mài sàn và chuyên dụng
  • B2: Vệ sinh sạch sẽ sàn nhà bằng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ những tạp chất, bụi bẩn, chất nhầy
  • B3: Quét lên sàn trước một lớp lót để tạo độ bám dính cho mặt sàn đồng thời đảm bảo độ cứng cáp
  • B4: Nếu xuất hiện những khuyết điểm sau khi quét lớp lót thì cần phải quét và vá lại cho  kín mặt sàn
  • B5: Nối trực tiếp hệ thống dây dẫn bằng đồng xuống đất
  • B6: Thi công lớp sơn epoxy chống tĩnh điện lần thứ nhất
  • B7: Đợi sơn khô  sẽ kiểm tra, rà soát lại trà ráp lại mặt sàn
  • B8: Vệ sinh sạch sẽ mặt sàn chống tĩnh lại lần nữa để đảm bảo không có bụi bẩn bám lên mặt sàn
  • B9: Thi công lớp sơn epoxy chống tĩnh điện lần thứ nhất
  • B10: Đo đạc, kiểm tra lại chỉ số điện trở
  • B11: Kết thúc thi công, thử nghiệm, bàn giao 

7. Lưu ý khi sơn epoxy chống tĩnh điện

Với loại sơn này khi thi công bạn cần phải chú ý những điều sau để tránh những nguy hiểm:

  • Nên sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để thi công
  • Cẩn thận khi nối cách đoạn dây dây đồng với đất
  • Ngắt cầu giao khi nối điện
  • Không được sơn trực tiếp sơn tĩnh điện lên mặt sàn mà cần phải phủ lớp lót trước
  • Loại bỏ hết tạp chất, không để sàn dính bẩn vì nếu bẩn sẽ làm lớp sơn không bền, bong tróc ngay sau một thời gian sử dụng

Trên đây là một điều bạn cần biết về dòng sơn epoxy chống tĩnhđiện. Hãy chọn lựa thật kỹ dòng sơn để công trình của bạn có thể chống được tốt nhất những dòng điện nhé.

>> Xem thêm cách mua sơn epoxy đạt được chất lượng tốt nhất tại: https://sonjymec.com/mua-son-epoxy-o-dau-chat-luong-tot.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *